Theo quy định của Thông tư 07/2009/TT-BGTVT, điều 21, cụ thể như sau:
Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên;
b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên;
c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
Được tham gia vận tải kinh doanh và không kinh doanh.
Như vậy bằng lái hạng C lái được xe nào những hạng xe thường gặp sau:
Xe chở người dưới 09 chỗ ( tính cả ghế người lái), bao gồm cả xe số sàn và xe số tự động như hàng loạt dòng xe 2 chỗ – dòng siêu xe như “ngựa”, “bò”…, dòng 4 chỗ như Vios thần thánh, 7 chỗ nồi đồng cối đá Zace, hay như dòng xe 09 chỗ Huyndai Starex.
– Xe tải có trọng tải trên 3,5T – tính khối lượng hàng hoá tối đa mà xe được thiết kế có thể chở được theo thông số kĩ thuật của thùng, thành xe, độ cứng của sàn cũng như khả năng chịu tải của động cơ. Không liên quan tới trọng lượng của xe. Thường gọi dân dã là được chạy “hết tải”.
Và hạng C là kế thừa của bằng lái xe A4 (chở 1 thùng kéo dưới 1000kg), người có bằng lái hạng C được điều khiển xe máy kéo kéo 01 thùng trên 3500kg.* Như vậy khi có nhu cầu học lái xe để chạy xe tải lớn trên 3,5T hoặc xác định công việc tương lai sẽ còn lên xe tải lớn, đi theo hướng làm nghề chuyên nghiệp thì nên học bằng lái hạng C.
Đặc biệt, với trường hợp cần nâng hạng Fc thì tham gia học bằng lái xe tải hạng C là cách nhanh nhất để nâng hạng Fc.
Một điều phải chấp nhận khi học bằng lái xe hạng C là thời gian lâu – tuỳ theo trường dạy lái xe – nhưng nhanh nhất cũng phải từ 5 tháng, còn thông thường từ 6-10 tháng mới thi.
Và hiển nhiên khi đi học thực hành bằng xe tải, học viên phải tự chạy xe tới sân tập chứ không thể tổ chức đưa đón như khi học lái xe hạng B1, B2 được.